Kinh doanh khách sạn là gì? Và những yếu tố tác động

Kinh doanh khách sạn là gì? Kinh doanh khách sạn đang là một mô hình kinh doanh “hái ra tiền” được nhiều người lựa chọn hiện nay. Vậy hoạt động kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của các yếu tố nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Dưới sự tác động của tăng trưởng kinh tế, du lịch, mức sống người dân ngày một cao và lượng khách nọi địa, quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh đã khiến nhu cầu lưu trú, nghĩ dưỡng tăng theo. Hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng không ngừng được mở rộng cả về quy mô lẫn số lượng để đáp ứng nhu cầu của khách. Đặc biệt, tại các thành phố lớn, trọng điểm du lịch như TP. HCM, Đà Nẵng, Phú Quốc… hoạt động kinh doanh khách sạn càng trở nên rầm rộ.

Kinh doanh khách sạn là gì?

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.

Kinh doanh khách sạn là gì
Kinh doanh khách sạn đang là mô hình kinh doanh rất phát triển hiện nay – Ảnh: Internet

Những năm gần đây, kinh doanh khách sạn đang là mô hình kinh doanh “ăn nên làm ra” tại Việt Nam. Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng từ bình dân đến cao cấp, tiêu chuẩn 5 sao liên tục được mở ra để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Cùng với các “ông lớn” trong nước như Mường Thanh, FLC, Vingroup, Sungroup…, thị trường kinh doanh khách sạn Việt còn chứng kiến sự “đổ bộ” liên tục của các thương hiệu lớn quốc tế như Accor, IHG, Marriott, Hilton, Intercontinental…

Theo thống kế của Tổng cục Du lịch, năm 2017, lượng khách nội địa đạt hơn 73 triệu lượt, tăng xấp xỉ 20%, lượng khách quốc tế đạt 12,9 triệu khách quốc tế, tăng 29,1% so với năm 2016. Năm 2018, ngành Du lịch đặt ra mục tiêu đón 15 – 17 triệu lượt khách quốc tế. Như vậy, thời gian tới, kinh doanh khách sạn vẫn sẽ hứa hẹn là mô hình kinh doanh hấp dẫn, giàu tiềm năng.

Những yếu tố tác động đến kinh doanh khách sạn

Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của các yếu tố sau:

1. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là điều kiện tiền đề để người dân đi du lịch. Vậy nên, một khách sạn muốn thu hút khách, duy trì lượng khách ổn định cần phải được tọa lạc lại điểm có nguồn tài nguyên du lịch, kiến trúc độc đáo, hài hòa với cảnh quan xung quanh…

2. Đòi hỏi vốn đầu tư cao

Hoạt động kinh doanh khách sạn cần số vốn đầu tư cao trong thời điểm ban đầu và những năm tiếp theo. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nhận thấy nhiều tiềm năng của kinh doanh khách sạn, nhiều người đã ồ ạt xây khách sạn kinh doanh. Từ đó, nhiều yếu kém đã bộc lộ như cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, chất lượng dịch vụ không cao trong khi nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày một cao cấp, khắt khe. Do đó, các khách sạn hiện nay cần phải bỏ ra số vốn ban đầu rất lớn, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị hiện đại, vượt trội để khẳng định chỗ đứng vững vàng trên thị trường.

kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn hiện nay cần vốn đầu tư cao để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang
thiết bị tốt nhất – Ảnh: Internet

3. Hoạt động kinh doanh du lịch chịu ảnh hưởng của các quy luật khác

Khách sạn là một doanh nghiệp, một tế bào trong nền kinh tế nên cũng sẽ chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, cạnh tranh giá cả, quy luật tâm sinh lý của con người. Kinh doanh khách sạn không đơn giản mà ngược lại, rất phức tạp và khó khăn, liên tục biến động. Chính sự nhạy bén của người làm kinh doanh khách sạn sẽ đưa ra những chính sách, điều chính hợp lý để kinh doanh sinh lời.

Đó là một số thông tin xoay quanh vấn đề kinh doanh khách sạn là gì cũng như những yếu tố tác động đến kinh doanh khách sạn. Nhìn chung, đây là một mô hình giàu tiềm năng dành cho những ai có đam mê kinh doanh và am hiểu về lĩnh vực này.
Xem thêm:

Những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn

Để kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả chắc hẳn bạn cần rất nhiều yếu tố. Giám đương đầu với thua lỗ, thất bại, rủi ro… nhưng làm thế nào để mức rủi ro là thấp nhất có thể? Hãy tham khảo 5 kinh nghiệm, bí quyết sau.

1. Phân tích thị trường mục tiêu

Là yếu tố quan trọng hàng đầu, chỉ khi nào bạn hiểu thị trường mục tiêu, hiểu được khách hàng của mình là ai, họ cần gì thì khi đó bạn mới tìm ra những giải pháp để đáp ứng cho nhu cầu đó được.

Chẳng hạn như khách hàng mục tiêu của bạn là đối tượng 18 – 24 và 25 – 30. Dựa vào hành vi, sở thích, nhân khẩu học của họ mà bạn sẽ có những thiết kế phòng khách sạn phù hợp cho từng phân khúc.
18 – 24 là giai đoạn đẹp nhất của tuổi trẻ, có sự nông nổi, có sự mạo hiểm, có nhiều sự khám phá, thích sự mới mẻ… Khách sạn của bạn cần chuẩn bị những gì?
25 – 30 là giai đoạn của sự trải nghiệm sau những khóa học. Cuộc sống của họ trầm hơn, đắn đó hơn… nên “có thể” 1 không gian yên bình là điều thực sự tuyệt vời….
Đó là một vài hướng giúp bạn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

2. Địa điểm xây dựng khách sạn.

Tại sao không chú trọng? Ông bà ta thường có câu: THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HÒA

Có một địa thế đẹp luôn là một nền tảng vững chắc chấp cánh cho mọi sự thành công. Vậy thế nào mới là một địa thế đẹp? Một địa thế đẹp là địa thế mang lại nhiều giá trị nhất có thể.

3. Chi phí đầu tư cho kinh doanh

Chi phí đầu tư lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Vào quy mô kinh doanh, vào mức độ chấp nhận rủi ro…

4. Quản lý khách sạn.

Để khách sạn hoạt động theo đúng quy trình thì chắc chắn phải cần có quản lý.

5. Chuẩn bị quy trình dự báo chuẩn

Đã kinh doanh là phải có dự báo: dự báo rủi ro, dự báo xu hướng, dự báo cho sự thay đổi, dự báo mức độ hài lòng của khách hàng, ….
Trên đây là một vài kiến thức nhỏ lẻ về kinh doanh khách sạn. Để biết thêm bạn hãy tham khảo tại đây.

Comments